1. Sở thích của bạn
Đam mê của bạn là một phần quan trọng để chọn chuyên ngành. Vì vậy, bạn phải thật sự hứng thú với những gì bạn đang học và cũng nên hình dung bản thân sử dụng ít nhất một số kĩ năng bạn đang học trong công việc tương lai của bạn.
Sự lựa chọn cuối cùng của không nhất thiết liên quan đến những gì bạn đam mê nhất. Sở thích của bạn có thể dẫn dắt bạn, nhưng chúng chưa chắc là nhân tố quyết định khi bạn chọn một chuyên ngành.
Bạn có thể có những sở thích mới sẽ xuất hiện khi vào đại học Vì vậy, hãy cởi mở với những sở thích mới của bản thân
2. Khả năng của bạn
Bạn cũng nên xem xét về những gì bạn giỏi khi bạn chọn chuyên ngành. Điều này không có nghĩa là bạn chỉ tập trung vào điều bạn làm tốt nhất ở trường trung học. Bởi lẽ bạn sẽ khám phá những khả năng mới của mình khi tham gia các khoá học trong trường đại học về những lĩnh vực mà bạn chưa từng học ở trường trung học. Điều bạn làm “tốt nhất” không nhất thiết là điều phù hợp nhất với tất cả những ưu tiên và mục tiêu của bạn.
Tuy nhiên, bạn nên tránh những chuyên ngành mà bạn biết rằng bạn khá yếu. Nếu bạn hiếm khi đạt điểm C ở môn Toán khi học trung học, trở thành một sinh viên chuyên ngành Toán học (hoặc một ngành tương tự đặt nặng về môn Toán như Kĩ thuật hay Vật lý) có lẽ không phải là quyết định đúng đắn.
3. Cơ hội nghề nghiệp
Bạn có thể nghiên cứu các ngành nghề đang thiếu nhân lực để có ý tưởng về những lĩnh vực mà bạn sẽ có thể tìm được việc làm. Hãy xem xét các ngành đang tăng trưởng. Trong các nhóm này, có hàng tấn các công việc khác nhau sẵn có, và một loạt các chuyên ngành tiềm năng có thể dẫn bạn vào các ngành đó..
Lưu ý rằng có thể có hoặc không có một mối liên hệ rõ ràng giữa một chuyên ngành nhất định và một công việc hoặc ngành công nghiệp nhất định. Với một số chuyên ngành, nó khá rõ ràng rằng bằng cấp đó sẽ làm việc gì. Với bằng Sư phạm thì bạn sẽ làm công việc giảng dạy, với bằng Điều dưỡng, bạn sẽ chăm sóc người khác, v.v… Một số chuyên ngành khác, nó sẽ ít rõ ràng hơn. Bằng về Truyền thông hoặc Xã hội có thể dẫn bạn đến các công việc khác nhau.
Do đó, khi xét về cơ hội nghề nghiệp, bạn đừng nghĩ về chức vụ mà bạn đủ tiêu chuẩn, bởi vì những điều đó luôn thay đổi. Hãy suy nghĩ về những kỹ năng bạn sẽ học trong khoá học của bạn và các công ty sẽ cần những kỹ năng đó như thế nào. Cũng lưu ý rằng cơ hội nghề nghiệp và tiền lương không tỉ lệ thuận. Các giáo viên thường được trả lương thấp, nhưng nếu bạn trở thành một giáo viên, gần như chắc chắn rằng bạn sẽ tìm được việc làm (áp dụng trong thị trường châu Âu).
Mặc các dự đoán sự thiếu hụt nhân lực và phát triển không hoàn toàn chính xác, nhưng nó vẫn cung cấp những thông tin giá trị và giúp bạn có một bức tranh chung về liệu tìm việc này nọ dễ dàng hay không và đó có phải là một công việc cần nhiều công sức và yêu cầu sự linh hoạt về địa điểm hay không.
4. Tiềm năng thu nhập
Nếu việc có một mức lương cao quan trọng với bạn, bạn sẽ cần phải thực tế về sở thích của bạn.
Bạn có thể tìm thấy nhiều dữ liệu về mức lương trung bình của các sinh viên tốt nghiệp với các chuyên ngành cụ thể. Đây là một khởi đầu đáng giá. Dữ liệu PayScale, Kỹ thuật, Khoa học máy tính, Toán học và các chứng chỉ chuyên về Tài chính chiếm ưu thế trong danh sách các chuyên ngành được trả lương cao nhất.
dữ liệu PayScale, Kỹ thuật, Khoa học máy tính, Toán học và các chứng chỉ chuyên về Tài chính chiếm ưu thế trong danh sách các chuyên ngành được trả lương cao nhất.
Ngoài ra, đôi khi tiềm năng thu nhập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào bậc học. Các nhà tâm lý học được trả lương thấp trừ khi họ đạt được bằng cấp cao hơn, trong trường hợp đó họ sẽ nhận được một khoản tiền lương rất lớn. Vì vậy nếu bạn đã có ý định vào trường hậu đại học, đây là một điều cần ghi nhớ khi bạn chọn một chuyên ngành.
Bạn có thể sử dụng các trang web như PayScale và Glassdoor để tìm hiểu tiềm năng thu nhập của các ngành nghề mà bạn đang cân nhắc lực chọn.
Rất khó để dự đoán mức lương của bạn chỉ dựa vào chuyên ngành, đặc biệt là dài hạn. Nhưng nghiên cứu có thể giúp bạn có một cái nhìn thực tế.
5. Yêu cầu nghề nghiệp
Một số mục đích nghề nghiệp cụ thể yêu cầu các chuyên ngành cụ thể, hoặc ít nhất là các khóa học và hoạt động cụ thể. Nếu bạn muốn trở thành một kỹ sư, bạn phải có bằng kỹ sư. Nếu bạn muốn trở thành một bác sĩ, bạn cần phải hoàn thành trường y. Mặt khác, nếu bạn muốn trở thành nhà báo, có rất nhiều chuyên ngành có thể đáp ứng mục tiêu đó. Và nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể muốn đi học ở trường kinh doanh hoặc trường luật, bạn sẽ có nhiều thời gian để lựa chọn chuyên ngành đại học.
Nếu bạn có một mục tiêu rất cụ thể đòi hỏi một con đường học vấn cụ thể, điều đó cần phải là ưu tiên hàng đầu của bạn khi bạn chọn một ngành.
Dưới đây là một số điều bạn có thể làm trong thời gian bạn vẫn đang học trung học để chuẩn bị cho việc chọn ngành đại học:
- Bắt đầu khám phá các chuyên ngành sớm: sử dụng thời gian rảnh rỗi, các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động mùa hè như là một cơ hội để khám phá các lĩnh vực môn học mà bạn quan tâm.
- Lập kế hoạch nếu bạn có một mục tiêu dài hạn cụ thể: nếu bạn biết bạn có một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, hãy lên kế hoạch lựa chọn ngành và chương trình học của bạn trước.
- Chọn trường và chương trình học một cách khôn ngoan: nếu bạn không chắc chắn về chuyên ngành của bạn, hãy tìm kiếm sự linh hoạt hơn trong việc chọn một chuyên ngành ở trường bạn chọn.
Và đây là cách chọn ngành đại học theo sáu bước:
- Tìm hiểu quy trình của trường về chọn ngành
- Tiếp tục khám phá các chuyên ngành tiềm năng và các khoa.
- Thực hiện đa nhiệm công việc của bạn bằng cách sử dụng các yêu cầu để điều tra chuyên ngành tiềm năng.
- Gặp gỡ với các cố vấn, sinh viên hiện tại và cựu sinh viên để có được thông tin về các khoa mà bạn quan tâm nhất.
- Tiếp tục điều chỉnh những ưu tiên của bạn và nghiên cứu để đảm bảo rằng các chuyên ngành mà bạn đang cân nhắc phù hợp với mục tiêu của bạn.
- Hãy thực tế về những nhược điểm của các chuyên ngành tiềm năng – không có chuyên ngành nào hoàn toàn thuận lợi.
CHUYÊN NGÀNH BẠN CHỌN KHÔNG PHẢI LÀ ĐỊNH MỆNH CỦA BẠN
Mặc dù không nên xem nhẹ việc chọn chuyên ngành nhưng đừng để quyết định của bạn làm bạn đứng tại chỗ. Chuyên ngành bạn chọn sẽ ảnh hưởng nhiều đến cho cuộc sống nghề nghiệp của bạn. Tuy nhiên, nó sẽ không hoàn toàn khóa bạn vào một số phận nhất định cho suốt cuộc đời của bạn. Rất khó dự đoán chính xác nơi mà văn bằng của bạn sẽ dẫn đến. Những công việc mới chưa xuất hiện khi bạn bắt đầu học đại học sẽ có thể xuất hiện khi bạn tốt nghiệp. Điểm mấu chốt là trong khi bạn chọn ngành, bạn không nên lo lắng rằng sự lựa chọn của bạn sẽ khóa bạn vào một cuộc sống cụ thể mà bạn không bao giờ có thể đi chệch hướng.
Đừng bị mắc kẹt bởi ý tưởng rằng bạn có thể đưa ra quyết định “sai lầm”. Bạn sẽ học các được kỹ năng có giá trị trong trường đại học cho dù chuyên ngành bạn chọn là gì.
The post 5 YẾU TỐ ĐỂ CÂN NHẮC VIỆC CHỌN CHUYÊN NGÀNH appeared first on iStar English Center.