Quantcast
Channel: Tin tức – iStar English Center
Viewing all articles
Browse latest Browse all 38

Yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn chuyên ngành học

$
0
0

Chuyên ngành là gì?

Chuyên ngành đại học là một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt. Ngoài những yêu cầu chung ở các trường đại học, bạn sẽ tham gia một nhóm các khóa học trực thuộc bộ môn mà bạn lựa chọn, như hóa học, văn học hay khoa học chính trị. Ở một số trường, bạn thậm chí còn có thể tự thiết kế riêng một chuyên ngành cho chính mình.

Chuyên ngành đại học sẽ không dự đoán hay đảm bảo được tương lai của bạn. Rất nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp tìm được công việc không liên quan tới những gì đã học trên trường lớp. Theo Bộ Lao động Mỹ, trung bình khoảng 20% lượng người lao động nhảy việc mỗi ba năm một lần và trung bình một người thay đổi lĩnh vực nghề nghiệp 2 hoặc 3 lần trong đời.

Nếu bạn có dự định học để lấy một tấm bằng chuyên môn (như bằng thạc sĩ) sau khi tốt nghiệp đại học, có thể bạn sẽ cần tham gia những khóa học hoặc những điều kiện tiên quyết nhất định. Tuy nhiên, rất nhiều người dự định học tiến sĩ trong tương lai lại chuyên về những lĩnh vực không liên quan đến ngành học ở trường.

Thông thường, vào năm thứ hai hoặc năm thứ ba, bạn sẽ bắt đầu lựa chọn chuyên ngành. Nhưng điều này có thể thay đổi tùy vào các trường và chương trình học. Một số trường đại học yêu cầu bạn đưa ra những chuyên ngành mong muốn trong đơn ứng tuyển vào đại học. Tuy nhiên, họ cũng không yêu cầu quyết định dứt khoát cho đến sau này.

Nếu bạn có hứng thú với một chuyên ngành yêu cầu phải học rất nhiều lớp hoặc các lớp thuộc chuyên ngành có giới hạn số lượng sinh viên, hãy quyết định thật sớm. Một số chuyên ngành đòi hỏi một trật tự các khóa học rất chặt chẽ. Nếu không theo kịp, bạn sẽ phải kéo dài thời gian học thêm một hoặc hai học kỳ.

Một số yếu tố cần cân nhắc trước khi chọn chuyên ngành:

Hành trang nghề nghiệp

Bạn nên chọn một chuyên ngành giúp chuẩn bị hành trang cho con đường sự nghiệp cụ thể hoặc bậc học cao hơn. Tự bản thân bạn nên biết mình muốn trở thành một y tá, một chuyên viên chứng khoán, một nhà vật lý trị liệu hay một nhà phát triển web.

Vậy nên trước khi lựa chọn, hãy tham gia một hoặc hai lớp học có liên quan. Song song là xem trước khung chương trình cho học kỳ hay nói chuyện với các sinh viên trong khoa. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẵn sàng cho các khóa học cần thiết để bạn theo đuổi sự nghiệp mà mình mơ ước.

Tiềm năng thu nhập

Tiềm năng thu nhập trong tương lai cũng là một yếu tố cần cân nhắc bởi lẽ học đại học là một khoản đầu tư rất lớn. Dù việc học đại học có thể đền đáp lại cho bạn theo rất nhiều cách chứ không chỉ có thu nhập, đây có thể là một yếu tố quan trọng đối với những bạn sinh viên đang tự chi trả hoặc vay vốn để đóng học phí.

Theo trang PayScale.com, các chuyên ngành giúp bạn đến với các công việc có mức lương cao nhất hầu hết là kỹ thuật, tính toán phí bảo hiểm, khoa học máy tính, vật lý, thống kê học, chính phủ và kinh tế học. Tuy nhiên, đừng quên giữ cho mình những tiêu chuẩn về cuộc sống. Bởi thu nhập 6 con số không có nghĩa lý gì khi bạn không hạnh phúc với nơi bạn làm việc.

Môn học yêu thích

Một số sinh viên lựa chọn chuyên ngành đơn giản vì họ yêu thích môn học. Nếu bạn yêu thích những gì bạn đang học, có nhiều khả năng bạn sẽ tham gia đầy đủ các lớp học và trải nghiệm cuộc sống ở đại học. Điều này đồng nghĩa với điểm số và những mối quan hệ tốt hơn trong lĩnh vực bạn theo đuổi.

Nếu đam mê triết học, đừng bỏ qua ngành này chỉ bởi vì bạn không chắc chắn về việc học lên cao hơn hay thị trường việc làm dành cho các nhà triết học. Rất nhiều các chuyên ngành khoa học xã hội đem đến cho sinh viên những kỹ năng về tư duy phản biện và khả năng viết lách vốn rất được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng.


Sinh viên cói thể chọn chuyên ngành bằng cách lắng nghe những sở thích và tìm hiểu thị trường đang cần gì.

Nếu thực sự không biết muốn học gì?

Bạn không cần quá nôn nóng. Rất nhiều trường không yêu cầu đăng ký chuyên ngành cho đến tận năm thứ hai. Điều này đồng nghĩa việc bạn có 4 học kỳ để trải nghiệm tất cả các môn học. Hãy tận dụng tối đa các khóa học yêu cầu chung và chọn một môn yêu thích.

Hãy nói chuyện với các giáo sư, cố vấn học tập, trưởng khoa và các sinh viên khác, tìm một công việc thực tập ngoài trường học. Khám phá những sở thích của bản thân sẽ giúp bạn tìm ra chuyên ngành thích hợp nhất, thậm chí là cả sự nghiệp lý tưởng của mình.

Có thể thay đổi chuyên ngành hay không?

Bạn cũng hoàn toàn có thể thay đổi quyết định. Một trong số những khía cạnh thú vị nhất trong cuộc sống sinh viên chính là bạn sẽ được giới thiệu rất nhiều các môn học mới và nuôi dưỡng nhiều đam mê mới.

Bạn có thể vào trường với đam mê về vật lý nhưng sẽ khám phá ra một tình yêu đang lớn dần với khoa học chính trị. Tuy nhiên, phải biết rằng bất kỳ chuyên ngành nào cũng có những môn học bắt buộc. Một số yêu cầu bạn phải tham gia các khóa học nhập môn trước khi chuyển sang các lớp nâng cao hơn.

Ngoài ra, một số lớp học mở vào học kỳ mùa thu mà không phải kỳ mùa xuân, hoặc ngược lại. Nếu muốn thay đổi chuyên ngành vào phút cuối, bạn có thể sẽ mất nhiều hơn 4 năm thông thường để có được tấm bằng.


Sinh viên cũng có thể lựa chọn thêm chuyên ngành phụ để khám phá thêm năng lực của bản thân.

Chuyên ngành phụ và chuyên ngành kép?

Nếu chỉ một lĩnh vực học tập là không đủ thỏa mãn niềm đam mê tri thức của bạn, hãy cân nhắc chọn thêm chuyên ngành phụ. Chuyên ngành phụ không có gì khác biệt với chuyên ngành chính và không yêu cầu nhiều khóa học.

Một vài sinh viên hệ đại học với khao khát được học tập đã chọn theo học hai chuyên ngành, thường là hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt. Chuyên ngành kép giúp bạn có kiến thức về cả hai lĩnh vực chuyên môn. Nó giúp bạn làm quen với hai trường phái giá trị, quan điểm cũng như từ ngữ khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ phải hoàn thành gấp đôi số môn học và các yêu cầu đối với hai chuyên ngành. Bạn sẽ không còn nhiều cơ hội để trải nghiệm hay học các lớp bên ngoài hai chuyên ngành đó.

Chuyên ngành phụ hoặc chuyên ngành kép có thể khiến bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng hoặc có có cơ hội tốt đối với các khóa học cao hơn, nhưng cả 2 đều đòi hỏi ở bạn nhiều thời gian và năng lượng. Hầu hết các sinh viên đều cho rằng một chuyên ngành đã là đủ với họ.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về ngành học cũng như trường ĐH phù hợp với bản thân, hãy đến với ISTAR ENGLISH để chúng tôi tư vấn và cùng bạn tìm ra ngành học phù hợp nhất với bạn.

Với đội ngũ chuyên gia tư vấn và các giảng viên tốt nghiệp các trường ĐH top đầu tại Mỹ, ISTAR ENGLISH – The Princeton Review có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tìm hiểu, khai thác điểm mạnh, cá tính, sở thích và đam mê của từng học sinh để tìm ra chuyên ngành và trường ĐH phù hợp nhất với học sinh. Học sinh sẽ được tư vấn chọn ngành học dựa theo khả năng, sở thích, đam mê và lựa chọn top các trường giảng dạy tốt nhất ngành học đó dựa theo năng lực học thuật của học sinh. Các chuyên gia sẽ đánh giá năng lực của học sinh, sở thích của học sinh đó phù hợp với môi trường và văn hóa của những trường nào, khả năng tài chính của gia đình và những yếu tố hoạt động xã hội ngoại khóa có thể hiện được bản thân học sinh có niềm đam mê với chuyên ngành đó hay không. Ngoài ra, các cơ hội nghề nghiệp, nghiên cứu chuyên sâu về ngành cũng được đặt ra khi xét các tiêu chí để chọn được ngành học và trường học phù hợp nhất cho học sinh.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và xây dựng chiến thuật du học Mỹ thành công.

Hotline:  093.610.6799 – 079.628.3333 

Địa chỉ: 
– Cơ sở 1: Tầng 3 tòa nhà T6-08, 641A Tôn Quang Phiệt, Cầu Giấy, Hà Nội
.

– Cơ sơ 2: Tầng 4, Lotte Mart, 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

– Cơ sở 3: Tầng 2 tòa nhà Aston 614-618 đường 3/2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

The post Yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn chuyên ngành học appeared first on iStar English Center.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 38

Trending Articles